Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

HERMES




Hermes (tiếng Hy Lạp: Ἑρμῆς) là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus của thần thoại Hy Lạp, thần đã tạo ra đàn lia (lyre). Hermes là con của Zeus và Maia.
Hermes là thần bảo hộ cho kẻ trộm, người du lịch, các sứ thầnmục đồng và chăn nuôi, người thuyết trìnhthương nghiệpkhoa học kỹ thuậtvăn chương và thơ, các đơn vị đo lườngđiền kinhthể thao, sự khôn ngoan, lanh trí, và các phát minhsáng chếngôn ngữ. Ngoài ra, Hermes còn là vị thần đưa, truyền tin của đỉnh Olympus và là người dẫn đường cho các linh hồn đến cửa địa ngục. Người La Mã còn gọi thần là Mercury
Hermes còn được biết như vị thần hộ mạng cung song tử trong các cung hoàng đạo
Như ta thấy, Hermes là một vị thần đa tài.

Hermes được sinh ra trên đỉnh Cyllene ở Arcadia. Câu chuyện về thần được kể trong một ca khúc thần thoại (hymn) của Homer về Hermes. Mẹ của Hermes,Maia, mang thai với Zeus trong một mối quan hệ bí mật. Maia như đoán biết được biệt tài trộm cắp thiên bẳm của Hermes nên bà bó con mình trong chăn nhưng khi bà ngủ say thì Hermes đã tìm cách thoát ra được. Thần đi du ngoạn khắp nơi, thông thuộc hết các đường đi ngõ hẽm. Thần chạy đến Thessalia nơiApollo đang chăn bầy gia súc của mình. Hermes trộm một số  của Apollo và đem chúng đến một cái hang trong rừng sâu gần Pylos sau khi đã xóa hết các dấu vết trên đường đi.
Trong hang sâu, Hermes thấy một con ba ba và thần đã giết chết nó, bỏ hết thịt chỉ giữ lại mai của nó rồi cùng với ruột của một con bò, thần làm nên cây đàn liađầu tiên. Apollo đến gặp Maia và than phiền rằng Hermes đã lấy cắp bò của thần nhưng Hermes đã nhanh chóng chui vào chăn trở lại nên Maia không tin lời Apollo. Cuối cùng, Zeus phải can thiệp, thần khẳng định những gì mình đã chứng kiến và đứng về phía Apollo. Khi đó, Hermes bắt đầu chơi cây đàn lia. Là một vị thần của âm nhạc, Apollo lập tức thích ngay nhạc cụ này và đề nghị đổi những con bò đã bị đánh cắp với cây đàn. Vì thế, Apollo trở thành một bậc thầy về đàn lia còn Hermes lại sáng tạo ra một nhạc cụ dạng ống hơi khác là syrinx. Sau đó, Apollo lại đổi vương trượng để lấy cây syrinx của Hermes.
Ngoài Apolo, Hermes cũng từng trộm cây đinh ba của Poseidon, thanh tầm sét của Zeus, và một lần nữa Apolo lại mất cung và tên vào tay Hermes, Ares thì mất gươm,... nên từ đó, người Hy Lạp xem Hermes là vị thần trộm cướp, bảo hộ cho các kẻ trộm.

Như đã nói, trong lúc rời khỏi nôi của mình, Hermes đã đi du ngoạn khắp nơi. Do đó, ông biết rõ tất cả các con đường. Thần Zeus vì không muốn phí phạm trí nhớ siêu phàm ấy nên thần đã lệnh cho Hermes làm nhiệm vụ truyền tin, sang sẻ gánh nặng với nữ thần cầu vòng Iris. Hermes với đôi giày có cánh đi khắp nơi đưa các tin lành dữ cho các thần và cả loài người. Người Hy Lạp cổ tin rằng từ việc này nên Hermes bảo hộ cho các sứ giả, người đưa thư.

Vì Hermes là vị thần thông thuộc tất cả các con đường nên người Hy Lạp còn tin ông sẽ bảo vệ cho người đi đường tránh khỏi các tai nạn, trộm cướp. Họ tin thần sẽ giúp họ tránh khỏi việc đi lầm lạc. Ở Hy Lạp xưa, người ta dựng cột Hermes ở các ngã ba, ngã tư đường. Đó là cây cột cao với cái đầu của người đàn ông mà người ta tin rằng đó là thần Hermes
Hermes bảo hộ cho các thương gia và người buôn bán. Trong thương nghiệp, người ta tin rằng các đơn vị cân, đo, đong, đếm đều do Hermes sáng chế, giúp các thương gia dễ dàng hơn trong việc trao đổi buôn bán hàng hóa. Những người Hy Lạp cổ tin rằng thần bảo hộ cho thương nghiệp và những thương gia luôn cầu nguyện thần phù hộ cho công việc trao đổi thuận lợi.

Nhờ việc Hermes là người truyền tin của các vị thần, Hermes có khả năng đi lại tự do giữa các thế giới, bầu trờiđại dươngsông,suốinhân giớiđịa ngục, mà không bị bất kỳ ai kiểm soát, ngăn cấm. Tận dụng việc đó, Zeus đã giao cho Hermes việc dẫn dắt linh hồn người chết đến cổng âm phủ, giao cho Charon, người lái đò đưa các linh hồn qua sông Styx đến âm phủ. Hermes rất bất bình với việc này nhưng cũng đành chấp nhận. Nên xưa kia, khi trong nhà có người chết, người ta thường bảo "Thần Hermes đã lấy đi linh hồn của nó".
Hermes có trong tay chiếc gậy có thể khiến cho thần thánh hoặc người trần ngủ say như chết và cũng có thể đánh thức bất cứ ai dù ngủ say đến mức nà đi nữa.
Ngoài những nhân vật kể dưới đây, Hermes còn rất nhiều người tình khác cùng những đứa con với con số không nhỏ.

APHRODITE, nữ thần tình yêu và sắc đẹp, bị Hermes quyến rũ với sự giúp đỡ của Zeus và đôi giày có cánh. Nữ thần đã hạ sinhHermaphroditos
Hecate, nữ thần dưới địa ngục, trao cho Hermes sự trinh tiết bên bờ hồ Boibeis Thessalian và hạ sinh cho Hermes 3 người con gái
DAEIRA, nữ thần dưới địa ngục, hạ sinh cho Hermes người con tên Eleusis
Peitho, nữ thần của sự thuyết phục
PERSEPHONE, nữ thần được rất nhiều thần như Hermes, ApoloAresHephaestus theo đuổi trước khi lấy HadesDemeter đã phải từ chối tất cả tặng phẩm và giấu con con mình đi.

KARMENTIS hạ sinh 1 đứa con trai là Euandros

Một nữ thần vô danh hạ sinh cho Hermes người con trai Daphnis

OKYRRHOE, nữ thần của Teuthraniahạ sinh cho Hermes người con trai tên Kaikos
OREIADES, nữ thần núi
Penelopeia, nữ thần của Arkadia, hạ sinh ra thần thiên nhiên Pan, tuy nhiên khi nhìn thấy con mình là nhân dương xấu xí, nữ thần đã bỏ con mình.
RHENE, nữ thần đảo Samothrake, sinh ra người con trai Saon
Saso, nữ thần của Arkadia và là người đưa tin của Hermes, nàng sinh cho Hermes người con trai là Agreus
TANAGRA, nữ thần của Argos. Hermes và Ares đánh nhau để giành được nàng và cuối cùng, Hermes thắng.
AGLAUROS công chúa của Athen, sinh cho Hermes người con trai là Keryx
AKALLE, công chúa của Krete, sinh cho Hermes người con trai tên Kydon
ALKIDAMEA, công chúa Korinthos, sinh người con trai Bounos
ANTIANEIRA, người phụ nữ của Alope ở Malis, hạ sinh 2 người con trai là EkhionEurytos
APEMOSYNE, công chúa của Kretebị quyến rũ bởi Hermes, khi anh nàng phát hiện việc nàng mang thai, anh ta đá nàng cho đến chết.
Và còn nhiều người khác nữa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét